Thời gian gần đây, tình hình hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông, mạng internet, mạng xã hội vẫn diễn biến phức tạp, xảy ra trên toàn quốc với nhiều thủ đoạn hoạt động mới, tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam (NCS), nhóm tội phạm thường tận dụng các ứng dụng OTT như Telegram để thành lập các nhóm lớn không bị hạn chế về số lượng thành viên và không phải tuân thủ quy định kiểm soát của cơ quan quản lý tại Việt Nam. Kết hợp với công nghệ deepfake, tạo hình ảnh và giọng nói giả mạo của người khác, chúng khiến nạn nhân dễ dàng rơi vào bẫy.
Hoạt động lừa đảo trên mạng thường nhắm vào những nhóm đối tượng yếu thế. Theo Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), gần đây, các nhóm lừa đảo trực tuyến đã chuyển đổi mục tiêu sang người cao tuổi, trẻ em, sinh viên và người lao động có thu nhập thấp. Những nhóm này thường thiếu kiến thức và kinh nghiệm về an ninh mạng, dễ bị lừa vào các hình thức lừa đảo tài chính.
Cụ thể, nhóm người cao tuổi thường bị lừa đảo theo 15 hình thức khác nhau; trẻ em thì thường gặp 3 hình thức dẫn dụ trên mạng; sinh viên/thanh niên thì phải đối mặt với 13 hình thức khác nhau; còn các nhóm công nhân/người lao động, nhân viên văn phòng thì thường bị dẫn dụ với 19 hình thức lừa đảo khác nhau.
Cùng A Website tìm hiểu thông qua tài liệu dưới đây:
Bạn đọc quan tâm có thể tải về tại đây