Digital Marketing là gì? Tổng quan kiến thức từ A – Z về Digital Marketing

Nội dung bài viết

    0%

    Digital Marketing là gì? Tổng quan kiến thức từ A – Z về Digital Marketing

    Tìm hiểu Digital Marketing là gì?

    Philips Kotler - cha đẻ của ngành marketing hiện đại đã chỉ ra rằng: “Digital marketing, hay marketing điện tử, là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet”.

    Tuy nhiên khái niệm này là không có giới hạn. Nhiều chuyên gia khác cũng đưa ra những ý kiến về định nghĩa như Joel Reedy với khái niệm “đây bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử”.

    Digital Marketing là gì?

    Digital Marketing là gì?

    Có thể thấy có nhiều khái niệm nhưng nhìn chung, Digital vẫn là sự kết hợp giữa phương pháp marketing truyền thống với mạng và công nghệ để nhằm mục đích đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Nó sẽ bao gồm 4 dạng Media:

    Owned Media

    Owned Media được biết đến là các kênh do phía doanh nghiệp sở hữu như xây dựng trang web, blog,… Tại owned media, doanh nghiệp có thể tạo, chỉnh sửa các thông tin về bản thân, kiểm soát cũng như gia tăng tiếp cận tới khách hàng. Nó còn có thể sử dụng để quản lý tệp khách hàng online. Với việc doanh nghiệp tự có thể xây dựng kênh owned media sẽ giúp tiết kiệm khá nhiêu chi phí. Tuy nhiên việc xây dựng hoàn chỉnh mất khá nhiều thời gian và việc tiếp cận tự nhiên cũng không có hiệu quả lớn.

    Paid Media

    Paid Media là dạng truyền thông phải trả phí. Trong đó, doanh nghiệp chi ra một số tiền nhất định để “thuê” các kênh quảng cáo theo kế hoạch truyền thông như thuê KOLs nổi tiếng, quảng cáo qua các nền tảng xã hội mà phổ biến nhất là Google và Facebook. Bằng cách này, thông tin của doanh nghiệp hay của sản phẩm sẽ nhanh chóng tiếp cận được tới khách hàng tiềm năng theo kế hoạch. Doanh nghiệp đồng thời cũng nắm bắt được những chỉ số quảng cáo để phân tích kết quả. Tuy nhiên vì phải trả phí nên cần tính toán kỹ số tiền bỏ ra và kết quả nhận lại sẽ là gì để không “lỗ”.

    Earned Media

    Earned Media là truyền thông lan truyền, nghĩa là doanh nghiệp sẽ không mất công sức hay tiền bạc mà vẫn được quảng bá sản phẩm thông qua sự truyền nhau của khách hàng. Khi doanh nghiệp có một vị trí nhất định hoặc sản phẩm đem lại những giá trị cho người dùng, phương pháp truyền thông này sẽ xuất hiện. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng khó đo lường kết quả, và đặc biệt, nếu như có 1 tiếng xấu thì tiếng xấu sẽ bay xa.

    Earned Media

    Earned Media

    Social Media

    Social Media là kênh truyền đạt Digital Marketing quan trọng nhất hiện nay. Thông qua các nền tảng như Google, Facebook, Twitter,… doanh nghiệp sẽ có thể làm nhiều cách để tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng và quảng bá sản phẩm như tạo fanpage, group, tạo thăm dò ý kiến,… Những kênh social ngoài việc tạo “sân chơi” miễn phí cho các doanh nghiệp để tạo dựng niềm tin với khách hàng thì cũng cho phép doanh nghiệp chạy quảng cáo trả phí để tăng tương tác hay tiếp cận tốt nhất.

    Tầm quan trọng của Digital Marketing

    Không thể loại bỏ vai trò của marketing truyền thống nhưng Digital Marketing lại có tầm quan trọng khá vượt trội và đáng kể đến như sau:

    Tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng

    Trên các nền tảng xã hội, người dùng luôn có những hành vi, thói quen, độ tuổi, giới tính hay vị trí địa lý khác nhau. Điều này chính là đặc điểm để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận đến đúng tệp khách hàng mong muốn.

    Đối với website, bạn có thể tìm kiếm khách hàng bằng cách SEO web tự nhiên với bộ từ khóa chính, từ khóa phụ mà khách hàng quan tâm và thường xuyên tìm kiếm. Như vậy sẽ dễ dàng leo top và tiếp cận được khách hàng. Hoặc đối với hình thức trả phí cho các nền tảng chạy quảng cáo, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các đặc điểm của khách hàng mà mình muốn tiếp cận khi set các chương trình quảng cáo.

    Tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng

    Tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng

    Chi phí khởi đầu thấp

    Khi mới bắt đầu, doanh nghiệp chỉ cần chi một khoản tiền nhỏ để test thị trường. Nếu không khả quan thì có thể dừng lại để tìm kiếm hướng đi khác, còn nếu khả quan thì chỉ cần đẩy mạnh theo hướng đó sẽ tới thành công. Phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí một cách đáng kể.

    Tốc độ tiếp cận nhanh chóng, độ phủ thị trường lớn

    Các nền tảng mạng xã hội hiện nay đều được phủ sóng khắp Việt Nam và cả trên thế giới. Do đó không cần tốn thời gian và công sức, doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận được đến khách hàng ở mọi vị trí. Theo thống kê, số lượng người dùng Facebook tại Việt Nam lên tới 76 triệu người, Google xử lý hơn 2 nghìn tỷ lượt tìm kiếm mỗi năm và còn rất nhiều kênh social khác. Đây chính là cách tuyệt vời để doanh nghiệp tiếp cận đến lượng khách hàng khổng lồ chỉ với một vài cái click chuột.

    Dễ dàng đo lường hiệu quả của chiến dịch

    Mỗi hành động nào của khách hàng tác động lên bài viết đều được ghi lại chính xác và phục vụ đo lường, phân tích. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tính toán mức chi phí phù hợp với từng hành động tiếp cận của khách hàng dễ dàng và có hướng đi đúng đắn tiếp theo.

    Dễ dàng đo lường hiệu quả của chiến dịch

    Dễ dàng đo lường hiệu quả của chiến dịch

    Môi trường hoạt động của Digital Marketing

    Để có thể làm Digital Marketing một cách hiệu quả, không phải chỉ biết về khái niệm của nó mà doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu những yếu tố tác động đến nhu cầu của khách hàng, đó là việc phân tích môi trường hoạt động.

    Môi trường vi mô

    Môi trường vi mô bao gồm bản thân doanh nghiệp, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, trung gian marketing,… Để lên kế hoạch Digital marketing đúng đắn, doanh nghiệp cần phân tích rõ những gì mình có, những gì đối thủ cạnh tranh còn yếu. Từ đó chiếm được lòng tin của khách hàng.

    Môi trường vĩ mô

    Môi trường vĩ mô bao gồm nhân tố kinh tế, chính trị, pháp luật, tự nhiên, công nghệ, nhân khẩu học. Vẫn luôn có câu “nhập gia tùy tục”, vì thế phân tích kỹ môi trường vĩ mô sẽ giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn và không để lại hậu quả gì về sau.

    Môi trường vĩ mô

    Môi trường vĩ mô

    Nội bộ doanh nghiệp

    Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến các kế hoạch marketing. Những yếu tố này bao gồm ngân sách, nhân lực, máy móc, văn hóa doanh nghiệp, chiến lược hay mục tiêu kinh doanh,… Doanh nghiệp cần càng ngày càng phát huy những điểm tốt và hạn chế, thay thế những điểm yếu để có một tập thể vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.

    Hành trình khách hàng trong Digital Marketing

    Dù có làm cách nào đi chăng nữa thì mục tiêu cuối cùng mà Digital Marketing hướng đến sẽ là khách hàng. Do đó hành trình của khách hàng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tạo nên một chiến dịch thành công. Hành trình này bao gồm các giai đoạn nhận thức - quan tâm - cân nhắc - mua hàng - hỗ trợ sau bán - mua lại, giới thiệu. Hành trình này sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp như:

    • Đo lường được mức độ mua hàng hay các giai đoạn mua hàng của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp.
    • Giúp doanh nghiệp biết được đâu là khâu mà khách hàng đang chưa hài lòng và sẽ có những cải tiến phù hợp.
    • Hỗ trợ doanh nghiệp có những bước triển khai chiến lược đúng đắn và tiết kiệm.

    Trên đây là những kiến thức cơ bản về Digital Marketing mà A Website muốn tổng hợp và gửi đến bạn. Hy vọng đây thực sự là thông tin cần thiết và bổ ích. Bạn cũng có thể tìm hiểu chuyên sâu hơn về ngành nghề hot này bằng cách liên hệ tới hotline 0937144174 nhé!

    Lượt xem 323

    Bạn đang tìm đơn vị để

    Tư vấn giải pháp Thiết kế website, App Mobile & Quảng cáo số.

    Liên hệ ngay để nhân viên của A Website liên hệ tư vấn cho quý khách hàng.
    Bài viết liên quan