KOC là gì?
KOC là viết tắt của từ tiếng Anh Key Opinion Consumer để nói về những người tiêu dùng thường xuyên chia sẻ nhận xét, đánh giá về sản phẩm của họ trên các phương tiện truyền thông, xã hội khác nhau. Mặc dù KOC chưa có lượng người theo dõi đông đảo nhưng họ vẫn là yếu tố quan trọng để giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng. Đây là điểm khác biệt giữa KOC và người nổi tiếng.
Vì công việc này còn khá mới mẻ với thị trường Việt Nam nên các KOC thường chỉ có vài trăm người hâm mộ trên các trang mạng xã hội mà họ sử dụng. Tuy nhiên, với tư cách là những người đã trải nghiệm và có kiến thức về sản phẩm nên những thông tin mà họ đưa ra thường rất đáng tin cậy.
Sự khác biệt giữa KOL và KOC
Nếu bạn đã nghe đến 2 thuật ngữ KOC và KOL nhưng chưa thể phân biệt được chúng thì hãy tham khảo những tiêu chí dưới đây:
Mức độ phổ biến
So với KOC thì thuật ngữ KOL lại có mức độ phổ biến rộng rãi hơn. KOL hoạt động trên quy mô lớn khi nhiều thương hiệu sẽ ký hợp đồng với họ để quảng bá. Còn với KOC thì do còn khá mới mẻ nên chưa có nhiều người biết đến thông qua mạng xã hội.
Nhiệm vụ chính của KOC là đưa ra đánh giá về sản phẩm và chịu trách nhiệm giới thiệu, thu hút sự quan tâm của khách hàng. Nói tóm lại, KOC hoạt động giống như người tiêu dùng để tăng sự kích thích với khách hàng, còn KOL là những nhà sáng tạo nội dung có khả năng điều hướng dư luận và nhận được nhiều sự theo dõi hơn.
Quy mô khán giả
Như đã nói ở phía trên, KOL có lượng người theo dõi cao hơn KOC. Số lượng người theo dõi trên mạng xã hội là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá và lựa chọn KOL hợp lý. Nhưng với KOC, số lượng follow không phải yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của họ. Chính vì phải đưa ra những nhận xét chân thực và đáng tin cậy nhất mà số lượng KOC có follow nhiều thường không cao.
Tính chuyên môn
Đối với một KOLs chuyên nghiệp cần đòi hỏi nhiều ở trình độ chuyên môn và tầm ảnh hưởng để dẫn dắt người tiêu dùng thì KOC lại hoàn toàn khác. Các KOC đứng trên lập trường là người tiêu dùng để đưa ra đánh giá chủ quan của mình trong quá trình sử dụng sản phẩm. Tuy vậy, nhưng KOC lại có thể dễ dàng liên hệ được với khách hàng thông qua trải nghiệm thực tế nên sẽ nhận được độ tin cậy cao từ khách hàng.
Cách đánh giá chất lượng KOC hiệu quả
Rất khó để đánh giá chất lượng mà KOC mang lại. Nhưng những tiêu chí dưới đây sẽ cho bạn biết được KOC này có hiệu quả hay không:
- Relevant: Nó được biết đến là chỉ số dùng để đo mức độ phù hợp của influencer với nhiều dịch vụ khác nhau. Nhưng với lĩnh vực mà influencer có kinh nghiệm hoạt động lâu dài sẽ có chỉ số Relevance Score cao trên 60%.
- Performance: Đây là chỉ số đánh giá chất lượng nội dung mà KOC chia sẻ. Mức độ nổi tiếng của influencer tuỳ thuộc vào nội dung sản xuất có thu hút và được nhiều khách hàng sử dụng hay không.
- Growth: Để giữ nguyên được tác động của mình với thị trường thì một KOC cần biết thay đổi và sáng tạo nội dung sao cho phù hợp với xu thế thị trường để tạo ra được nguồn thu hiệu quả nhất.
Lý do KOC đang dần chiếm vị thế của KOLs?
Chính vì người tiêu dùng đang ngày càng khắt khe hơn với những sản phẩm được bày bán ngoài thị trường mà những nhận xét, đánh giá của KOC luôn nhận được nhiều quan tâm hơn. Vậy nên nhiều người nói KOC đang dần thay thế cho KOLs là hoàn toàn có lý do.
Tiết kiệm chi phí
Khi ký hợp đồng hợp tác với KOLs thì các thương hiệu, doanh nghiệp sẽ phải trả một khoản chi phí lớn dựa theo tầm ảnh hưởng mà KOLs đó mang lại. Độ ảnh hưởng với dư luận càng lớn thì lợi nhuận mà họ nhận được càng cao. Chưa kể đến các chi phí phát sinh khác nếu các ấn phẩm truyền thông đi kèm được tung ra để tăng hiệu quả marketing. Còn đối với KOC, các thương hiệu chỉ cần trả cho họ một khoản phí dựa trên số đơn hàng mà họ bán thành công hay hiệu quả tương tác giữa KOC và khách hàng.
Tăng doanh thu hiệu quả
Vì đã qua quá trình trải nghiệm và sử dụng sản phẩm nên những đánh giá của KOC thường nhận được sự tin tưởng to lớn từ người tiêu dùng. Vì vậy mà những đánh giá của KOC sẽ khiến khách hàng chú ý nhiều hơn. Từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh thu bán hàng.
Dễ tạo lòng tin đối với khách hàng
KOC dễ dàng tạo dựng được lòng tin từ khách hàng bằng những nhận xét chân thực khi dùng sản phẩm. Từ những đánh giá đó mà người tiêu dùng sẽ có thêm kinh nghiệm và kiến thức về sản phẩm mà mình muốn mua.
KOC kiếm tiền như thế nào?
Nguồn thu chủ yếu của KOC đến từ YouTube và các chiến dịch marketing cho thương hiệu. Điểm khác biệt giữa KOC và KOL chính là KOC sẽ nhận được hoa hồng với số sản phẩm mà họ bán được khi hợp tác với các thương hiệu. Còn với KOL thì các thương hiệu sẽ trả một khoản chi phí để họ review hoặc PR về sản phẩm.
Trong chiến dịch marketing, KOC đang khẳng định tầm ảnh hưởng của mình với các nhãn hàng, thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, cả 2 vẫn sở hữu thế mạnh riêng khi KOLs thì mang đến hiệu quả về độ nhận diện thương hiệu còn KOC thì tăng uy tín và doanh thu bán hàng. Hy vọng vài viết này đã cung cập nhiều kiến thức hữu ích cho các bạn. Nếu muốn tư vấn về dịch vụ thiết kế website, vui lòng liên hệ Hotline: 0937144174 để được A Website hỗ trợ nhé!
CÔNG TY TNHH ALPHA WEBSITE
Địa chỉ hoá đơn: Số 68/19 Nguyễn Bá Tòng, Phường 11, Quận Tân Bình, TP. HCM
Trụ sở: Số 745/292 Quang Trung Phường 12, Quận Gò Vấp. TP. HCM
VPĐD: L18-11-13 Vincom Center Đồng Khởi, Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0909 836 993 - 0937 144 174 - Email: info@awebsite.vn
Mã số thuế: 0315102125 - Tài khoản: 8861188 - Ngân hàng TMCP Á CHÂU - ACB (Chi Nhánh Tân Bình)