Shopify và Haravan - Đâu là nền tảng nào tốt hơn dành cho bạn trong năm 2024

Nội dung bài viết

    0%

    Shopify và Haravan - Đâu là nền tảng nào tốt hơn dành cho bạn trong năm 2024

    Nếu bạn đang cân nhắc một nền tảng website ecommerce để phát triển kinh doanh online tại Việt Nam, bạn sẽ thường nghe đến hai lựa chọn hàng đầu là Shopify và Haravan.

    Vậy, giữa hai nền tảng này có những điểm gì khác biệt, và liệu nên chọn nền tảng nào phù hợp nhất cho bạn? Chúng ta sẽ cùng khám phá trong bài viết này cùng A Website nhé!

    So sánh số lượng người đăng ký

    Giao diện của Haravan

    Giao diện của Haravan

    Hiện tại vào năm 2024, Haravan đã công bố rằng họ có khoảng 50.000 người dùng tại Việt Nam, chủ yếu là các khách hàng thuộc danh mục SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ).

    Giao diện của Shopify

    Giao diện của Shopify

    Về Shopify, hiện nay đã có hơn 3.000.000 người dùng trên toàn cầu, trong đó có hơn 16.000 khách hàng là doanh nghiệp lớn sử dụng phiên bản Shopify Plus (Enterprise).

    Đúng vậy, khi xét về số lượng người dùng, Haravan hoàn toàn áp đảo trên thị trường Việt Nam với khoảng 50.000 người dùng. Tuy nhiên, so với quy mô toàn cầu, Haravan có sự hiện diện khá nhỏ bé khi so sánh với Shopify, gã khổng lồ với hơn 3.000.000 người dùng trên toàn thế giới và hơn 16.000 khách hàng Enterprise sử dụng Shopify Plus.

    So sánh về chi phí, điều khoản

    So sánh giữa Haravan và Shopify về chi phí và điều khoản thanh toán, ta có những điểm như sau:

    1 - Giá cả và Gói dịch vụ:

    Bảng giá cước của Haravan

    - Haravan: Gói Omni Pro có giá khoảng 600.000đ/tháng (tương đương 25$/tháng), nhưng yêu cầu thanh toán theo năm. Có các gói cao cấp như Growth (18 triệu/năm) và Scale (36 triệu/năm).

    Bảng giá cước của Shopify

    Bảng giá cước của Shopify

    - Shopify: Gói Basic có giá 25$/tháng khi thanh toán từng tháng, hoặc 19$/tháng khi thanh toán theo năm. Có các gói cao cấp như Shopify (65$/tháng) và Advanced (399$/tháng).

    2 - Điều khoản thanh toán:

    - Haravan: Yêu cầu thanh toán theo năm, không có tùy chọn thanh toán theo tháng.

    - Shopify: Cho phép thanh toán theo tháng hoặc theo năm. Hiện có chương trình dùng thử trong 3 tháng với 1$.

    3 - Chi phí thiết kế và phát triển website:

    - Haravan: Có thể có chi phí thiết kế thấp hơn do tích hợp sẵn các mẫu giao diện và tính năng.

    - Shopify: Có thể tốn kém hơn do cần đầu tư nhiều hơn vào công nghệ và các ứng dụng (apps).

    4 - Quy mô và tính toàn cầu:

    - Haravan: Thị trường chủ yếu tại Việt Nam, với số người dùng tương đối nhỏ so với Shopify.

    - Shopify: Lớn hơn và phổ biến hơn toàn cầu, với nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng.

    Vì vậy, khi lựa chọn giữa Haravan và Shopify, bạn cần xem xét kỹ về nhu cầu cụ thể của bạn, như vị trí thị trường, chi phí, điều khoản thanh toán, và cơ hội mở rộng quốc tế để đưa ra quyết định phù hợp nhất cho kinh doanh của bạn.

    So sánh về giao diện quản trị admin (Dashboard Administrator)

    Về giao diện quản trị admin của Shopify

    Shopify Web Admin

    Shopify Web Admin

    Được đánh giá là rất dễ sử dụng và thân thiện người dùng. Nhờ vào sự tích luỹ kinh nghiệm hơn gần 10 năm trong ngành và số lượng người dùng lớn, Shopify đã phát triển một hệ thống admin hướng tới sự đơn giản và tiện lợi.

    1 - Tính dễ sử dụng

    Shopify được thiết kế để người dùng có thể làm quen và sử dụng một cách dễ dàng, ngay cả đối với những người mới vào lĩnh vực ecommerce và không có kiến thức về thiết kế website.

    2 - Tính tùy chỉnh dễ dàng

    Nền tảng cung cấp hệ thống Onboarding (chỉ dẫn) giúp người dùng tuỳ chỉnh cửa hàng của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này bao gồm việc thêm sản phẩm, tạo trang, và quản lý đơn hàng một cách trực quan và thuận tiện.

    3 - Tính phù hợp với mọi người

    Nhờ vào sự tối ưu hóa giao diện và trải nghiệm người dùng, Shopify có thể phù hợp với mọi người từ các doanh nhân tự do, các doanh nghiệp nhỏ đến các doanh nghiệp lớn có nhu cầu mở rộng quốc tế.

    Về giao diện quản trị admin của Shopify không chỉ đơn giản mà còn rất mạnh mẽ trong việc hỗ trợ người dùng xây dựng và quản lý cửa hàng trực tuyến một cách hiệu quả và dễ dàng. Điều này là một lợi thế lớn khi người dùng có thể tập trung nhiều hơn vào việc phát triển kinh doanh thay vì phải lo lắng về công nghệ và giao diện của website.

    Về giao diện quản trị admin của Haravan

    Haravan Web Admin

    Haravan Web Admin

    Có thể không được mượt mà và khó sử dụng đối với người mới hơn so với Shopify. Để chỉnh sửa code hoặc giao diện trang web trên Haravan, thường cần phải có sự hỗ trợ từ team Haravan, điều này có thể mất thời gian và không đơn giản như tự mình làm trên nền tảng Shopify.

    1 - UI/UX không mượt mà

    Giao diện của Haravan có thể không được thiết kế để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng như Shopify. Điều này có thể gây khó khăn cho người dùng mới khi cần thao tác và tìm kiếm các tính năng.

    2. - Chỉnh sửa code và giao diện

    Để thực hiện chỉnh sửa code hoặc giao diện, người dùng Haravan thường phải yêu cầu sự hỗ trợ từ team Haravan. Quá trình này có thể tốn nhiều thời gian và không có sự linh hoạt như trên Shopify, nơi người dùng có thể tự chỉnh sửa và quản lý nội dung một cách độc lập.

    3 - Hỗ trợ kỹ thuật

    Đôi khi, việc nhận hỗ trợ từ team Haravan có thể không nhanh chóng hoặc hiệu quả như kỳ vọng, đặc biệt đối với các yêu cầu phức tạp hơn về tùy chỉnh và phát triển.

    Haravan cung cấp một nền tảng để xây dựng và quản lý cửa hàng trực tuyến, nhưng giao diện admin của họ có thể không được tối ưu hóa và dễ sử dụng như Shopify. Điều này có thể là một yếu tố quan trọng khi người dùng cân nhắc giữa hai nền tảng này, đặc biệt là đối với những ai có nhu cầu tự do hơn trong việc tùy chỉnh và phát triển trang web.

    So sánh về tính năng trên nền tảng

    Danh sách tính năng của Haravan

    Danh sách tính năng của Haravan

    Haravan được thiết kế với nhiều tính năng hỗ trợ cho việc bán hàng, nhưng những tính năng này chủ yếu đáp ứng được nhu cầu của người bán hàng cơ bản như khách hàng SMEs (chủ shop hoặc hộ kinh doanh). Điều này có nghĩa là Haravan thường cung cấp đủ các tính năng cơ bản để quản lý và vận hành một cửa hàng trực tuyến, nhưng không có sự phức tạp và tính linh hoạt như một số nền tảng khác dành cho các doanh nghiệp lớn hoặc có nhu cầu đặc biệt hơn. Bạn có thể xem danh sách tính năng của Haravan tại đây.

    Danh sách tính năng của Shopify

    Danh sách tính năng của Shopify

    Shopify được biết đến với sự đa dạng và tính chuyên nghiệp của các tính năng hỗ trợ, được thiết kế để phục vụ nhu cầu tăng trưởng của các doanh nghiệp ở mọi quy mô, đặc biệt là các khách hàng enterprise. Xem danh sách tính năng của Shopify tại đây.

    So sánh về ứng dụng trên nền tảng

    Cửa hàng App Store là nơi bạn có thể tìm và tích hợp các ứng dụng đặc biệt cho website của mình như thiết kế giao diện, chat trực tuyến, email marketing, upsell, và hỗ trợ khách hàng.

    Danh sách ứng dụng của Shopify

    Danh sách ứng dụng của Shopify

    Shopify có một hệ thống App Store vô cùng đa dạng với hơn 8.000 ứng dụng được phát triển bởi các đối tác trên toàn thế giới. Cho dù bạn là một khách hàng nhỏ với vài đơn hàng mỗi ngày hay một doanh nghiệp Enterprise xử lý hàng nghìn đơn hàng mỗi ngày, Shopify đều cung cấp các ứng dụng phù hợp để bạn có thể tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình. Xem danh sách ứng dụng của nền tảng Shopify tại đây.

    Danh sách ứng dụng của Haravan

    Danh sách ứng dụng của Haravan

    Cửa hàng App Store của Haravan hiện tại có số lượng ứng dụng khá ít và hầu hết được phát triển bởi chính đội ngũ của Haravan. Điều này dẫn đến việc hệ thống này chưa đáp ứng được những nhu cầu phức tạp của những khách hàng muốn tối ưu hóa cửa hàng trực tuyến của họ.

    So sánh về kho giao diện

    Cả Shopify và Haravan đều cung cấp kho giao diện được thiết kế và phát triển bởi các bên thứ ba. 

    Kho giao diện của Haravan

    Kho giao diện của Haravan

    Các giao diện của Haravan có chi phí thấp hơn so với Shopify, thường dao động từ 60 đến 150 USD, và thường có phong cách thiết kế phù hợp với xu hướng nội địa của thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giao diện phù hợp có thể gặp khó khăn do thiếu bộ lọc và tùy chỉnh. Một điểm mạnh của Haravan là các giao diện đã được Việt hoá và có sẵn để sử dụng.

    Kho giao diện của Shopify

    Kho giao diện của Shopify

    Ngược lại, các giao diện trên Shopify đa dạng về phong cách thiết kế vì chúng được phát triển bởi nhiều tác giả khác nhau, và giá bán thường từ 200 đến 350 USD. Để sử dụng cho thị trường Việt Nam, bạn sẽ cần phải Việt hoá ngôn ngữ của giao diện, công việc này có thể mất đến vài ngày để hoàn thành.

    Tóm lại, khi lựa chọn giao diện cho thương mại điện tử tại Việt Nam, Haravan có sẵn các giao diện tiếng Việt và chi phí thấp hơn, trong khi Shopify cung cấp sự đa dạng và phong phú hơn về phong cách thiết kế, nhưng yêu cầu thêm thời gian để Việt hoá ngôn ngữ nếu muốn sử dụng cho thị trường nội địa này.

    So sánh kết nối bán hàng đa kênh

    Omnichannel là một yếu tố quan trọng khi khách hàng đang cân nhắc lựa chọn một nền tảng thương mại điện tử. OmniChannel trong lĩnh vực này đề cập đến khả năng tích hợp và quản lý một cách hài hòa các kênh bán hàng khác nhau, từ trực tuyến đến ngoại tuyến, nhằm cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm mua sắm liền mạch và nhất quán.

    Giải pháp của Haravan

    Haravan với giải pháp bán hàng đa kênh mạnh mẽ hơn

    Haravan với giải pháp bán hàng đa kênh mạnh mẽ hơn

    Haravan có ưu thế rõ rệt trong mảng bán hàng đa kênh tại Việt Nam bởi vì họ đã kết nối trực tiếp với các sàn thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop, và cả các cửa hàng bán lẻ (POS). Điều này giúp cho người dùng Haravan có thể quản lý và bán hàng trên nhiều nền tảng khác nhau một cách thuận tiện và hiệu quả.

    Giải pháp của Shopify

    So với Haravan Shopify chưa phát triển đầy đủ bằng

    So với Haravan Shopify chưa phát triển đầy đủ bằng

    Ngược lại, Shopify hiện chưa có tính năng đồng bộ trực tiếp với các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Để kết nối và bán hàng trên các sàn này khi sử dụng Shopify, bạn sẽ cần phải sử dụng giải pháp từ bên thứ ba. Việc này thường đi kèm với chi phí kết nối ban đầu và phí thuê bao hàng tháng, làm tăng chi phí và phức tạp hóa quản lý bán hàng đa kênh.

    So sánh kết nối cổng thanh toán, ví điện tử

    Giải pháp thanh toán của Haravan tốt hơn so với Shopify

    Giải pháp thanh toán của Haravan tốt hơn so với Shopify

    Đây là một điểm mạnh của Haravan khi họ đã tích hợp hầu hết các cổng thanh toán phổ biến tại Việt Nam như MoMo, VNPAY, OnePay, GrabPay, và Shopee Pay.

    Về phía Shopify, hiện tại đã tích hợp với các cổng thanh toán như OnePay, ZaloPay, Payoo, và Fundiin. Đồng thời, Shopify đang tiếp tục trong quá trình kết nối với các cổng thanh toán lớn còn lại.

    So sánh kết nối đơn vị vận chuyển

    Haravan đã tích hợp với hầu hết các đơn vị vận chuyển lớn tại Việt Nam

    Haravan đã tích hợp với hầu hết các đơn vị vận chuyển lớn tại Việt Nam

    Giống như với cổng thanh toán, Haravan đã tích hợp với hầu hết các đơn vị vận chuyển lớn tại Việt Nam.

    Về phía Shopify, bạn có thể sử dụng phần mềm Meowship (có tính phí) để kết nối với các đơn vị vận chuyển tại Việt Nam, bao gồm Giao Hàng Nhanh, GHTK, J&T Express, Viettel Post, Grab Express, Ninja Van, và nhiều đơn vị vận chuyển khác.

    So sánh kết nối API

    API là một khái niệm quen thuộc với những lập trình viên app, cho phép họ kết nối ứng dụng với các dịch vụ của bên thứ ba. API của Shopify được xây dựng để kết nối dễ dàng với bất kỳ bên thứ ba nào, cho phép phát triển ứng dụng để tích hợp với hệ thống ERP, CRM của các doanh nghiệp. 

    Trái ngược với đó, API của Haravan hiện chỉ đáp ứng ở mức độ cơ bản và chưa được phát triển ở quy mô như Shopify.

    So sánh dịch vụ chăm sóc khách hàng

    Về dịch vụ chăm sóc khách hàng, Shopify có đội ngũ hỗ trợ 24/7, với khả năng hỗ trợ qua live chat trong vòng 1 phút. Tuy nhiên, hiện tại Shopify chưa hỗ trợ tiếng Việt.

    Haravan lại chưa đạt hiệu quả cao trong việc chăm sóc khách hàng, với nhiều phản hồi tiêu cực về việc xử lý chậm các yêu cầu từ khách hàng. Thời gian hỗ trợ của Haravan là từ 8h sáng đến 6h chiều hàng ngày.

    Kết luận

    Dựa trên các so sánh trên, ta có thể tạm kết luận như sau về Haravan và Shopify:

    Tại sao nên dùng Haravan

    - Nền tảng thuần Việt, phù hợp bán hàng thị trường nội địa
    - Kết nối omnichannel các kênh bán hàng (sàn TMĐT)
    - Đa dạng cổng thanh toán và vận chuyển
    - Kho ứng dụng có số lượng khá ít
    - Kho giao diện tương đối đa dạng
    - Các tính năng ở mức độ trung bình cho ecommerce
    - Tương đối khó sử dụng và customize
    - Chi phí phát triển trung bình
    - Chỉ phù hợp với khách hàng vừa và nhỏ (SMEs)

    Tại sao nên dùng Shopify

    - Nền tảng toàn cầu nhưng đã Việt hoá, phù hợp bán hàng thị trường quốc tế
    - Kết nối đa kênh có chi phí thêm khá lớn
    - Cổng thanh toán và vận chuyển chưa đa dạng (cần phụ thuộc vào các giải pháp bên thứ ba)
    - Kho ứng dụng đồ sộ với hơn 8000 apps
    - Kho giao diện đa dạng với Shopify OS 2.0
    - Dễ sử dụng và customize
    - Chi phí phát triển cao hơn
    - Phù hợp với khách hàng từ trung bình đến doanh nghiệp lớn (Mid - Enterprise)

    Tóm lại, lựa chọn giữa Haravan và Shopify phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Haravan phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, với ưu thế về tích hợp omnichannel và cổng thanh toán/vận chuyển đa dạng. Trong khi đó, Shopify là sự lựa chọn toàn cầu với kho ứng dụng và giao diện đồ sộ, dễ dàng sử dụng và customize, nhưng yêu cầu chi phí phát triển cao hơn và phù hợp với các doanh nghiệp từ trung bình đến lớn, bao gồm cả Việt Nam sau khi đã được Việt hoá.

    Nhận tư vấn

    Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực phát triển website TMĐT trên nền tảng Shopify, A Website hiểu rõ các nhu cầu và mong muốn trong việc phát triển kinh doanh của bạn. Bạn đang cần tư vấn thiết kế website Shopify, thiết kế website trên nền tảng Shopify, bạn đang cần tìm đơn vị uy tín để hợp tác nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với A Website để được tư vấn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe câu chuyện kinh doanh của bạn.

    A Website - Chuyên thiết kế Website, App và Quảng Cáo Số

    Địa chỉ: Số 745/292 Quang Trung Phường 12, Quận Gò Vấp. TP. HCM

    VPĐD: L18-11-13 Vincom Center Đồng Khởi, Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

    Email: info@awebsite.vn - Hotline: 0909836993 - 0937144714

    Mã số thuế: 0315102125

    Tài khoản: 8861188 - Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB Chi Nhánh Tân Bình

    Fanpage: Fb.com/awebsite.vn

    Website: www.awebsite.vn - www.awebsite.com.vn

    Lượt xem 100

    Bạn đang tìm đơn vị để

    Tư vấn giải pháp Thiết kế website, App Mobile & Quảng cáo số.

    Liên hệ ngay để nhân viên của A Website liên hệ tư vấn cho quý khách hàng.
    Bài viết liên quan